DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

Khái niệm doanh nghiệp tư nhân? Quy định mới nhất về loại hình DNTN

Doanh nghiệp tư nhân là gì? Loại hình doanh nghiệp này có đặc điểm gì khác biệt so với 5 loại hình doanh nghiệp còn lại. Ưu nhược điểm của doanh nghiệp TN? Tất cả những thông tin nêu trên sẽ được Thiên Luật Phát tổng hợp một cách chi tiết nhất ngay trong bài viết dưới đây.

1.  Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Căn cứ vào điều 188 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được định nghĩa là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và cá nhân đó phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Nếu chỉ xét riêng về khái niệm, doanh nghiệp tư nhân khá giống với hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân còn mang nhiều đặc điểm riêng biệt hơn nữa. Cùng Thiên Luật Phát tìm hiểu ở phần kế tiếp của bài viết.

2.  Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Ngoài những đặc điểm chung vốn có của một doanh nghiệp kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân còn mang những đặc điểm khác biệt. Cụ thể như sau.

2.1. Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ

Các loại hình doanh nghiệp khác hầu hết đều được thành lập theo hình thức góp vốn hoặc mua cổ phần. Nhưng với doanh nghiệp tư nhân thì khác, doanh nghiệp TN chỉ do một cá nhân làm chủ và nguồn vốn của công ty đó cũng chỉ xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.

2.2. Quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải do chính chủ doanh nghiệp đăng ký và số vốn đăng ký phải đảm bảo tính chính xác, xác thực, nhất là đối với các đơn vị ngoại tệ hoặc vàng hay tài sản khác.

Trong quá trình hoạt động của công ty, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư. Việc tăng hay giảm vốn đầu tư của doanh nghiệp đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. 

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn số vốn đầu tư ban đầu đăng ký thì chủ doanh nghiệp chỉ được giảm vốn sau khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều này đã được ghi rõ tại khoản 3 điều 189 Luật doanh nghiệp 2020.

2.3. Quan hệ sở hữu quyết định quản hệ quản lý

Như đã đề cập ở phần trên, doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân thành lập và góp vốn. Điều này đồng nghĩa với việc chủ doanh nghiệp cũng là người nắm quyền quản lý đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty mình. Đồng thời, chủ sở hữu doanh nghiệp cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty.

2.4. Phân phối lợi nhuận

Cũng tương tự như trên, doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu và nắm toàn bộ tài sản bao gồm vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp nên không xảy ra trường hợp phân phối lợi nhuận. Tuy nhiên, việc nắm giữ toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc cá nhân đó sẽ gánh chịu toàn bộ rủi ro cũng như thua lỗ trong trường hợp hoạt động kinh doanh không được như mong muốn.

2.5. Tư cách pháp nhân

Không giống với các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn không có tư cách pháp nhân. Điều này được lý giải như sau. Một doanh nghiệp được công nhận quyền pháp nhân khi doanh nghiệp đó có tài sản riêng, nghĩa là phải có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của người tạo ra doanh nghiệp. Nhưng với doanh nghiệp TN thì không có sự độc lập về tài sản trong mối quan hệ với tài sản của chủ doanh nghiệp TN.

2.6. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động

Người sở hữu doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và chế độ trách nhiệm ở đây là vô hạn.

3.  Ưu và nhược điểm của mô hình doanh nghiệp tư nhân

3.1. Ưu điểm

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp mà không phải thông qua ý kiến của bất kỳ ai;
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo dựng niềm tin với khách hàng cũng như đối tác kinh doanh của mình;
  • Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân thường gọn, nhẹ và dễ quản lý;
  • Chủ sở hữu DNTN cũng có quyền bán lại, chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác.

3.2. Nhược điểm

  • Việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn do DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp không được quyền góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua cổ công ty cổ phần;
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn cũng mang đến rủi ro cao.

Trên đây là toàn bộ bài viết Doanh nghiệp tư nhân – Khái niệm, đặc điểm của mô hình DNTN. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn có điều gì cần tư vấn thì hãy liên hệ với Thiên Luật Phát để được tư vấn cụ thể nhất nhé. Thiên Luật Phát sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng!



source https://thienluatphat.vn/doanh-nghiep-tu-nhan-la-gi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét