DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

Công ty TNHH là gì? Đặc điểm của Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty TNHH là một loại hình doanh nghiệp phổ biến trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên để hiểu rõ về loại hình doanh nghiệp này, về ưu nhược điểm cũng như những điều luật liên quan thì không phải ai cũng nắm rõ. Nhằm đem đến cho bạn đọc cái nhìn chi tiết hơn về Công ty trách nhiệm hữu hạn, Thiên Luật Phát đã tổng hợp tất cả những thông tin mới nhất về loại hình doanh nghiệp này trong bài viết ngay dưới đây.

1.  Công ty TNHH là gì?

1.1. Khái niệm

Khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định Công ty TNHH – viết tắt của Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

1.2. Phân loại mô hình

Như đã đề cập ở trên, công ty trách nhiệm hữu hạn được chia thành 02 loại hình doanh nghiệp chính:

  • Công ty TNHH một thành viên: Là loại hình doanh nghiệp chỉ do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty sẽ là người chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp (điều 74 Luật doanh nghiệp 2020);
  • Công ty TNHH hai thành viên: Là loại hình doanh nghiệp có số lượng thành viên nhiều hơn, từ 02 đến 50 thành viên, trong đó thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Thành viên sẽ là người chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp được ghi tại khoản 4 điều 47 của Luật này (điều 46 Luật doanh nghiệp 2020).

2.  Đặc điểm của Công ty trách nhiệm hữu hạn

Mô hình Công ty TNHH thường mang những đặc điểm chung sau đây.

2.1. Tư cách pháp nhân

Cả hai loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn đều có tư cách pháp nhân sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều này được ghi nhận tại khoản 2 điều 74 và khoản 2 điều 46 Luật doanh nghiệp 2020. Theo đó, các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân sẽ đều có tài sản độc lập, có con dấu doanh nghiệp riêng, trụ sở riêng và có thể tự nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2.2. Chịu trách nhiệm hữu hạn

Về nghĩa vụ của các thành viên: các thành viên của công ty TNHH về cơ bản cũng giống với công ty cổ phần. Thành viên tham gia góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp. 

Quy định này cũng giúp giảm bớt phần nào rủi ro đối với các cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn trong trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản.

2.3. Khả năng huy động vốn

Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể huy động vốn theo nhiều hình thức như vay vốn, tín dụng từ các cá nhân, tổ chức khác. Ngoài ra, tại khoản 4 điều 46 và khoản 2 điều 74 Luật doanh nghiệp quy định công ty TNHH một thành viên và hai thành viên đều có quyền phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, doanh nghiệp không được phép phát hành nhiều loại chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ, dữ liệu điện tử hoặc bút toán ghi sổ như công ty cổ phần.

2.4. Thành viên góp vốn

Thành viên góp vốn bao gồm những cá nhân hoặc tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ phần vốn điều lệ của công ty. Đối với loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH 1 thành viên thì chỉ có duy nhất một thành viên góp vốn. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thêm thành viên góp vốn thì cần làm thủ tục chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

3. Những điểm mạnh và hạn chế của mô hình công ty TNHH 

3.1. Điểm mạnh

  • Phù hợp với nhiều mô hình kinh doanh quy mô từ vừa đến nhỏ tại Việt Nam;
  • Mức độ rủi ro thấp hơn: Như đã đề cập ở trên, thành viên của công ty TNHH chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp. 
  • Chuyển nhượng vốn an toàn, vì thành viên phải chào bán vốn của mình đến các thành viên còn lại trước khi chuyển nhượng vốn cho các tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên của Công ty.
  • Dễ điều hành doanh nghiệp với loại hình công ty TNHH 1 thành viên.

3.2. Điểm yếu

  • Khả năng huy động vốn bị hạn chế với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. Cũng như lý do không được phát hành cổ phiếu.
  • Mức độ chịu trách nhiệm là hữu hạn, chỉ trong phạm vi vốn góp nên khó tạo dựng được uy tín lâu dài với khách hàng;
  • Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu nên khó trong việc huy động vốn.

Như vậy có thể thấy, nhờ những ưu điểm của mình, loại hình công ty TNHH vẫn là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam được các doanh nhân ưu chọn lựa. Hy vọng bài viết mà Thiên Luật Phát vừa tổng hợp trên đây đã giúp bạn hình dung rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này và có cho mình những sự lựa chọn đúng đắn. 

Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn với các thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc kế toán tài chính doanh nghiệp, hãy gọi cho chúng tôi.

Thiên Luật Phát với đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp lý doanh nghiệp – kế toán tài chính sẽ giúp bạn giải đáp hoàn toàn những thắc mắc ấy.

Liên hệ ngay 0888.779.086 để được tư vấn cụ thể nhất!

Hãy cho tôi một cuộc gọi – tôi mang đến cho bạn sự hài lòng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét