DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020

Nên thành lập công ty loại hình nào khi bắt đầu khởi nghiệp? 5 loại hình công ty an toàn nhất dành cho khởi nghiệp

Khởi nghiệp nên thành lập công ty loại hình nào là tốt nhất, hạn chế rủi ro nhất? Các loại hình công ty có gì khác nhau về quy mô, cơ cấu, vốn đầu tư,…? Có phải bạn đang băn khoăn về vấn đề này khi chuẩn bị khởi nghiệp? Ở bài viết này, Thiên Luật Phát sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ưu nhược điểm của các loại hình công ty. Từ đó chọn loại hình phù hợp nhất với mình! Hãy cùng Thiên Luật Phát tìm hiểu ngay dưới đây!
khởi nghiệp nên thành lập công ty loại nào

Khi khởi nghiệp, bạn có rất nhiều lựa chọn khác nhau về mô hình công ty

1. Loại hình công ty nào tối ưu nhất cho nhà khởi nghiệp?

Để biết chắc chắn khởi nghiệp nên thành lập công ty loại hình nào, bạn hãy tham khảo qua ưu và nhược điểm của từng mô hình công ty. Từ đó cân nhắc và chọn loại hình phù hợp nhất với khả năng tài chính, ý tưởng kinh doanh và kế hoạch phát triển sự nghiệp.

Loại hình doanh nghiệp Ưu điểm Nhược điểm
Doanh nghiệp tư nhân
  • Một cá nhân làm chủ duy nhất, được toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
  • Ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ của pháp luật như các loại hình công ty khác.
  • Không có tư cách pháp nhân.
  • Vấn đề huy động nguồn vốn bị hạn chế do không có quyền phát hành chứng khoán
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.
Công ty hợp danh
  • Có tư cách pháp nhân.
  • Tối thiểu 2 thành viên là sở hữu chung của Công ty
  • Việc điều hành quản lý không phức tạp và do thành viên hợp danh chịu trách nhiệm.
  • Số lượng thành viên đông vì bên cạnh thành viên hợp danh, còn có thành viên góp vốn.
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phạm vi số vốn góp.
  • Thành viên góp vốn được tự do chuyển nhượng vốn.
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân và không đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của Công ty hợp danh khác khi chưa được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Vấn đề huy động nguồn vốn bị hạn chế do không có quyền phát hành chứng khoán.
  • Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Mọi thành viên hợp danh trong công ty bình đẳng về quyền quản lý công ty.
  • Thành viên góp vốn không được tham gia vào việc quản lý, điều hành công ty.
  • Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng vốn khi có sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.
Công ty cổ phần
  • Có tư cách pháp nhân.
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi mà mình góp vốn.
  • Nhờ được phát hành cổ phiếu nên khả năng huy động vốn cao.
  • Cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần trừ một số trường hợp nhất định
  • Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật hơn những loại hình công ty khác.
  • Quản lý điều hành công ty phức tạp do số lượng cổ đông không hạn chế.
  • Dễ phân hoá thành nhiều nhóm đối kháng về mặt lợi ích.
Công ty TNHH MTV
  • Một chủ sở hữu duy nhất (cá nhân hoặc tổ chức) và được toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty.
  • Công ty có tư cách pháp nhân
  • Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp.
  • Được phát hành trái phiếu
  • Cơ cấu tổ chức quản lý đơn giản.
  • Vấn đề huy động nguồn vốn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
  • Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần số vốn cho người khác.
  • Chịu sự quản lý và điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật.
Công ty TNHH 2 TV
  • Công ty có tư cách pháp nhân.
  • Quản lý điều hành, không phức tạp do số lượng thành viên tương đối ít từ 2 – 50.
  • Được phát hành trái phiếu
  • Mỗi thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn.
  • Trước khi bán phần vốn cho người ngoài, thành viên phải bán phần vốn của mình cho các thành viên còn lại trong công ty, hạn chế sự xâm nhập của các thành viên không mong muốn vào công ty.
  • Chịu sự điều chỉnh và quản lý chặt chẽ của pháp luật.
  • Vấn đề huy động nguồn vốn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

2. Công ty TNHH – Loại hình doanh nghiệp tối ưu nhất

Nếu bạn băn khoăn không biết khởi nghiệp nên thành lập công ty loại nào thì hãy cân nhắc chọn mô hình công ty TNHH.

Đây là loại hình doanh nghiệp tối ưu nhất vì sở hữu nhiều ưu điểm về mặt tư cách pháp nhân, khả năng quản lý điều hành và vấn đề chịu trách nhiệm trước pháp luật.

1. Số lượng thành viên

Số lượng thành viên ban đầu của công ty TNHH dao động từ 1 đến 50 người. Trong khi đó loại công ty cổ phần phải cần tối thiểu 3 cổ đông sáng lập. Trong trường hợp kế hoạch khởi nghiệp của bạn chỉ có 2 thành viên hoặc tự làm một mình thì việc thành lập Công ty TNHH vẫn là lựa chọn tối ưu nhất.

công ty tnhh dao động từ 1 đến 50 người

Công ty TNHH dao động từ 1 – 50 thành viên

2. Cơ cấu tổ chức và quản lý

Với loại hình công ty TNHH, cơ cấu tổ chức và quản lý doanh nghiệp khá đơn giản, đồng thời ít sự ràng buộc từ nhiều cơ quan hơn so với Công ty cổ phần.

Trong khi đó cơ cấu tổ chức của mô hình công ty cổ phần có nhiều yêu cầu đi kèm những điều kiện bắt buộc. Ví dụ như yêu cầu về Ban kiểm soát, giám đốc, tổng giám đốc hoặc thành viên Hội đồng quản trị. Do đó, muốn lập công ty cổ phần, bạn phải chuẩn bị đầy đủ nhân sự cũng như kế hoạch cho việc quản lý doanh nghiệp sau này.

3. Quy định về chuyển nhượng vốn đơn giản

Việc chuyển nhượng vốn đơn giản, mang tính nội bộ và có sự khép kín cũng là ưu điểm vượt trội. Nếu bạn không biết khởi nghiệp nên thành lập công ty loại hình nào tối ưu nhất thì công ty TNHH là lựa chọn hàng đầu.

Với Công ty TNHH, thành viên muốn chuyển nhượng vốn phải ưu tiên chào bán và chuyển nhượng cho thành viên công ty bất cứ lúc nào. Sau khi thành viên công ty từ chối thì mới có thể chuyển nhượng cho người khác.

Như vậy khi lập công ty TNHH phần nào kiểm soát được các thành viên không mong muốn gia nhập vào công ty. Bên cạnh đó, có thể hạn chế được tối đa trường hợp có thành viên mình không mong muốn nắm giữ một phần vốn lớn và có quyền quyết định trong Công ty. Trường hợp có mâu thuẫn xảy ra giữa các thành viên, bạn vẫn có thể giữ lại hoặc quản lý được vốn theo mong muốn.

cân nhắc kĩ trước khi quyết định thành lập loại

Bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định thành lập loại công ty nào

Công ty TNHH chính là trả lời thỏa đáng cho câu hỏi khởi nghiệp nên thành lập công ty loại hình nào nhờ vào những ưu điểm về số lượng thành viên, cách thức quản lý và cách thức chuyển nhượng vốn.

Nếu bạn sắp khởi nghiệp cần mở công ty và thực hiện những thủ tục pháp lý quan trọng, hãy lựa dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Thiên Luật Phát. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, cùng đội ngũ chuyên viên am hiểu luật pháp Việt Nam, Thiên Luật Phát sẽ giúp bạn hoàn tất đầy đủ và nhanh chóng nhất mọi thủ tục pháp lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét